Quynh Le
Chị chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm ngành CNTT cả. Lúc đầu chị tính theo cơ khí cơ. Chọn 2 cái đó vì chị muốn chứng minh rằng con gái cũng có thể mạnh dạn và làm việc chăm chỉ như con trai. Mà thiệt cũng chẳng dễ dàng gì. Mẹ chị đâu có chịu. Thậm chí á, mẹ còn nhốt chị trong nhà chỉ vì chị nằng nặc nộp hồ sơ học Bách Khoa. Khoảng thời gian đó khá là tệ. Mọi thứ chỉ được cải thiện khi chị thành công trong bài kiểm tra đầu vào với điểm số cao nhất trong danh sách xin học bổng.
Chị luôn có một sự thích thú với các môn học tư duy logic như AI hoặc Machine Learning. Rào cản lớn nhất của chị là không có nhiều công ty AI vào thời điểm đó, thậm chí không có luôn các công ty product. Hầu hết là các công ty outsource cho các công ty nước ngoài. Vì vậy, hoặc là tiếp tục nghiên cứu khoa học và lấy bằng thạc sĩ, hoặc là lao ra ngoài làm việc và bắt đầu khám phá.
Công ty đầu tiên chị làm Java Developer trong ba hay bốn tháng gì đó. Sau đó, chị nhận ra rằng mình không phù hợp với một nơi mà mọi người cứ vùi đầu vào máy tính như rô bốt thế được. Chị cần một cái gì đó năng động hơn. Và chị quyết định thay đổi, chuyển qua làm Tester. Mặc dù chị nhắm đến automation, nhưng vị trí lúc đó chỉ giới hạn chị ở việc làm manual và định hình quy trình làm việc của chị như Tester cực ổn định, viết test case và report bugs từ ngày này qua ngày khác, điều này khiến chị lại phải tự đặt câu hỏi: “Mình có nên đổi việc nữa không?”
Nơi tiếp theo của chị là một công ty product, làm việc trên tất cả các nền tảng: Win, macOS, Android và iOS. Từ test web tới test mobile. Chị biết đây là một môi trường hoàn toàn mới. Nhưng chúng cũng có nhược điểm. Không chỉ Tester không được coi trọng - vì họ có xu hướng coi trọng Developer hơn; họ còn mắc phải một định kiến: Con gái không thể đảm đương công việc đủ giỏi như con trai. Rào cản đó, chị phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chứng minh họ đã sai.
Làm Tester có nghĩa là mình phải đối mặt với việc “bật” lại Developer mỗi ngày. Đôi khi, những tranh luận đó cũng cần thiết để xem một lỗi có hợp lệ hay không hợp lệ. Chị đã học được nhiều bài học về làm việc nhóm và đàm phán thông qua việc này. Nó nói lên rất nhiều điều về việc mình giải thích như thế nào để bảo vệ quan điểm của mình mà không xúc phạm người khác, và vẫn khiến mọi thứ hoạt động hiệu quả.
Một câu hỏi mà nhiều người sẽ gặp phải là tại sao automation tester lại được săn đón hơn so với manual tester. Chị nghĩ rằng đó là do automation tester đang thiếu hơn so với manual tester. Thành thật mà nói, manual test có thể xuất thân từ nhiều background khác, chứ không phải chỉ là CNTT. Điều đó làm cho đầu vào của manual có nhiều lợi thế hơn. Chị đã gặp nhiều manual tester có xuất thân là kinh tế, y tế, hoặc thậm chí là game thủ. Nhưng họ không thể chuyển sang automation vì họ không biết code. Mặt khác, xuất phát điểm của Automation thường là Developer. Và họ chỉ chuyển sang làm Automation nếu họ muốn dành thời gian học hỏi điều gì đó mới, hoặc cải thiện các kỹ năng khác.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, có một quan niệm cố đế rằng Tester là dành cho những người không thể làm Developer. Hoặc tệ hơn, họ cho rằng đó là role của nữ giới vì nó không có nhiều thử thách hay ít căng thẳng hơn. Điều này, bằng cách nào đó đã ngăn cản sinh viên theo đuổi Tester như một nghề nghiệp thật sự. Họ sợ rằng nó sẽ là lời khẳng định ngầm: “Tôi không code được”. Nhưng điều này đương nhiên không đúng. Tester không chỉ viết test case và report bugs. Những gì mình muốn làm trong sự nghiệp nên dựa trên sở thích, chứ không phải những gì người khác nghĩ.