Victoria Trinh
Chị sớm nhận ra rằng tiếng Anh chỉ là một công cụ để làm việc, vì vậy chị đã lấy chứng chỉ hành chính 6 tháng, sau đó đến thẳng các công ty để thực tập mà không cần sự giúp đỡ từ trường đại học. Chị được nhận vào một đại lý xuất nhập khẩu của Đức - nơi chị học cách thiết lập các thủ tục giấy tờ, sắp xếp các cuộc họp và các công việc hành chính khác. Chị đã dành 5 năm tiếp theo để làm việc cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến cho đến khi chị hiểu rõ về cách vận hành lĩnh vực đó. Sau đó, chị chuyển sang một công ty khởi nghiệp sự kiện và bắt đầu xây dựng mọi thứ với vị trí Giám sát. Sau nhiều thăng trầm đó, chị lại chuyển sang làm HRM cho một công ty Công nghệ Singapore.
Thiệt khó chịu khi nhớ lại ngày đầu tiên đi làm. Chị bị bắt nạt và không được tôn trọng chỉ vì mình là người mới. Ấn tượng đầu tiên của chị về sếp nói thật là không tốt lắm. Càng làm việc với sếp, chị càng nhận ra rằng mọi chuyện không hề đơn giản. Chị đã phải chịu rất nhiều dị nghị bởi vì chị cảm thấy đó không phải là trách nhiệm của mình. Chị không vào công ty này để làm những việc như vậy. Sau đó, sếp đã dành một chút thời gian để nói chuyện với chị. Sếp chỉ cho chị kinh nghiệm mà chị còn thiếu và lý do tại sao chị nên ở phía sau cho đến khi kiến thức và chuyên môn vững vàng hơn. Chị học được ở sếp đạo đức làm nghề, và chị cũng hiểu lý do mà sếp bắt chị phải làm những việc lặt vặt, đó là vì hồi đó công việc bị quá tải. Chị nhớ một điều sếp đã nói: “Hãy cố gắng hết sức để sắp xếp thứ tự ưu tiên của mình”. Điều đó đi theo chị cho đến bây giờ.
Tham vọng của chị là làm việc tại một công ty không trong ngành tech trong 10 năm đầu và chuyển sang ngành công nghệ 10 năm sau. Chị có cơ hội nói chuyện với 1 bạn IT help desk. Thành thật mà nói, chị còn không thể phân biệt được IT help desk và lập trình viên. Chuyển từ một nơi không chuyên về công nghệ để trở thành giám đốc nhân sự trong một công ty công nghệ cần có thời gian để tạo được niềm tin cho mọi người. Hầu hết các nhân viên đều không tin rằng chị có thể hoàn thành công việc. Bởi vì kiến thức nền tảng của chị về công nghệ là con số không tròn trĩnh. Chị còn nghe nhiều lời đồn đại sau lưng mình. Điều đó phần nào làm tổn thương cái tôi của chị. Vì vậy, chị đã cố gắng để chứng minh bản thân mình. Chị bắt đầu học các kiến thức căn bản để đáp ứng yêu cầu của công việc. Setup một văn phòng thật xịn. Đảm bảo trả lương ổn định. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Thiết lập mẫu đánh giá năng lực nhân viên. Thêm các gói bảo hiểm. Dần dần họ nhận thấy những thứ chị mang lại có giá trị và dần dần coi trọng chị hơn.
Trở thành một HR có nghĩa là giải quyết các vấn đề về mặt con người. Nó luôn là như vậy. Thông thường, chị sẽ tìm hiểu tính cách của họ và tìm cách để xoa dịu tâm trạng của họ khi khủng hoảng xảy ra. Khi mình đã hiểu đủ, việc giải quyết xung đột hoặc đánh giá năng lưc sẽ dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hiểu nhân viên của mình có nghĩa là mình có cơ hội cao hơn để khiến họ gắn bó lâu dài với công ty. Môi trường khởi nghiệp đã cho chị nhiều bài học quý giá. Nó cho phép chị hoàn thiện mọi thứ và mở rộng tầm nhìn cùng một lúc. Đối với chị, làm việc tại một công ty khởi nghiệp có nghĩa là lùi một bước, sau đó tiến lên ba bước. Tinh thần đó thật tuyệt!