Thanh Nguyen
Chuyển từ Back-end sang Front-end quả thật rất khó. Anh bắt đầu sự nghiệp khi mà những framework như Angular hay React JS vẫn đang còn chưa phổ biến lắm. Mọi thứ hoàn toàn mới và anh cũng chưa biết phải bắt đầu như nào cả. Thêm nữa, mọi thứ đều là một cuộc đánh đổi. Anh đã quyết định giảm thu nhập để được training nhiều hơn. Bên cạnh việc làm quen với môi trường mới, hành trình học và làm Front-end của anh cũng gặp kha khá trắc trở. UI style chẳng hạn. Thú thật thì anh không có sense đẹp xấu lắm. Vì vậy khi làm xong cái gì, anh thường mang đi hỏi các anh lớn hơn. Anh làm lui làm tới cho đến khi nó trông tốt hơn. Có điều may mắn tí là khi làm việc với mấy đứa nhỏ, tụi anh chưa bao giờ gây lộn nhau cả. Đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ và mở lòng. Anh thật sự rất biết ơn điều đó.
Công ty out-source thường có nhiều dự án cùng lúc. Mặc dù mình có thể học rộng và đào sâu hơn, nhưng các dự án thường kéo dài chỉ tầm 3-6 tháng. Mình không có đủ thời gian để thật sự giỏi cái gì. Trong khi đó, công ty product thường chỉ tập trung vào một dự án. Đó là cơ hội để tập trung vào một domain, maintain code, sửa và cải tiến nó tốt hơn. Vì vậy, cá nhân anh thích làm việc trong công ty product hơn. Mà tuỳ vào nhu cầu hiện tại, Developer có thể chọn loại hình phù hợp với bản thân hơn. Trước khi làm ở đâu, nhớ tìm hiểu tech stack hiện tại của công ty, và nhìn xem core value của họ có hợp với điều mà mình đang theo đuổi không. Fresher với Junior trước mắt có thể khó có nhiều kinh nghiệm, nên tốt nhất là phải có thái độ tốt. Đừng quên phải học cách giao tiếp. Giao tiếp sẽ làm công việc dễ dàng, hiệu quả hơn. Lúc trước nếu gặp vấn đề thì anh sẽ hay nhắn riêng cho những người nắm vấn đề đó, hỏi các thông tin, sau đó sẽ tiến hành làm. Tuy nhiên, nhiều khi anh hiểu sai ý của PM/ Team Lead dẫn đến anh làm sai luôn cái task. Thế nên là hãy trao đổi với cả team để mọi người cùng tham gia, theo dõi và xác nhận các vấn đề. Nó sẽ giảm thiểu việc không hiểu nhau và cả team cũng có cơ hội giúp đỡ nhau nhiều hơn.