Luan Pham
Ra trường, bạn bè anh đi làm toàn ở công ty bự, FPT software hoặc những công ty ở khu phần mềm Quang Trung. Còn anh, sau khi xin lời khuyên từ một ông anh Senior, ảnh bảo anh cân nhắc lại khả năng của mình để xem có nên vô làm ở mấy big firm hay không. Công nhận bên đấy có nhiều cái oke nhưng nếu không có định hướng tốt thì dễ mông lung lắm. Rồi anh nghĩ tới việc nếu làm trong một team nhỏ có vẻ hay hơn đó. Mặc dù lương thưởng không bằng, nhưng anh có thể làm nhiều mảng khác nhau. Vì vậy anh apply vô một công ty Việt Nam làm tập trung vào React Native. React Native là ngôn ngữ mã nguồn mở của Facebook, lúc đó mới ra đời tầm đâu một năm à. Thiệt sự đó là quyết định thay đổi anh rất nhiều, cho tới tận bây giờ.
Anh không được ai chỉ dạy cả. Anh tự học, tự làm mọi thứ từ đầu. Môi trường mới, ngôn ngữ cũng mới toanh. Anh chỉ có chút kiến thức về Android, không biết gì về Javascript hay iOS hết. Lúc đó anh chưa có đụng tới Macbook bao giờ luôn. Khó khăn lớn nhất của anh là về máy móc. Mang tiếng là dev React Native, nhưng lap anh xài chỉ support Android. Mỗi lần khách hàng đòi hỗ trợ iOS, anh lại phải lật đật mượn sếp cái Macbook. Mỗi lần có bug trên Production là mỗi lần ác mộng. Vì vậy anh bắt đầu học kiến thức căn bản của Javascript qua sách và mấy bài blog. Anh cũng ráng tiết kiệm để mua được cái Macbook 2015. Đó là quyết định sáng suốt thật sự.
Động lực luôn là lý do đầu tiên khi mình muốn học cái gì mới. Giống như là “Mình cần cái này để làm gì?”. Vậy nên anh chia thành 2 mảng: Tại sao và như thế nào. Tại sao nó lại được tạo ra? Nó có thật sự giải quyết được vấn đề không? Nó làm được vậy bằng cách nào? Làm sao ứng dụng vào thực tế? Theo phương pháp này, anh biết được concept của mọi thứ. Không cần phải quá sâu và chi tiết, đầu tiên phải nắm cơ bản đã.
Đi làm 4 năm rồi nhưng mà nói thiệt, anh thấy ra quyết định vẫn khó lắm. Mọi thứ phải được bên phía khách hàng chấp thuận. Đôi khi nó rất là khó luôn á. Mình có thể thuyết phục họ bên mảng kỉ thuật, nhưng làm thế nào thì tuỳ vào bên họ rất nhiều. Vì thế mà chiêu hiểu quả nhất để xây dựng lòng tin là cứ theo quy trình mà làm. Biết workflow, bước nào, ai quyết định. Mình biết rõ lúc nào nên đưa ra ý kiến để mọi người đồng tình. Để ý hơn vào workflow và cách kênh giao tiếp. Bình luận vào các task, chuyên nghiệp và chi tiết trong mỗi tài liệu, tin nhắn. Hãy nói ra các hoạt động, cống hiến, hay các giá trị mà mình đã tạo ra. Bất cứ cái gì mà mọi người có thể hiểu mình hơn. Một khi mọi người biết mình rồi thì sẽ chú ý, tin tưởng mình hơn. Thế cũng tốt chớ sao!
Mà nhớ là nói thứ gì ra cũng phải hợp lí và có ích. Tự promote mình là con dao 2 lưỡi. Mọi người sẵn sàng lắng nghe mình nói chỉ khi thứ mình mang lại có ích cho họ. Không thì cả hai sẽ chỉ tốn thời gian hơn thôi.