“Chuyện từ Technical Lead lên Engineering Manager ở Axon”
Raven Hoang - Engineering Manager tại Axon (Phần 1)
Mình từ vị trí Technical Lead của công ty khác lên vị trí Engineering Manager ở Axon chỉ là tình cờ thôi. Mình làm ở công ty cũ được 5 năm, đến năm cuối (2021) thì công ty layoff rất nhiều, dẫn tới việc mình phải đi trám vào nhiều vị trí khác nhau, làm nhiều việc từ PM, designer đến coding, backend frontend, mọi thứ mình đều phải làm từ đầu đến cuối. Cũng nhờ vậy mà mỗi role thì mình đều biết được một ít, hiểu được end-to-end process của một sản phẩm qua từng công đoạn sẽ như thế nào, hiểu được vị trí của mỗi người sẽ làm gì, ai phù hợp làm gì vì dù sao mình cũng là dev mà. Sau đó một người bạn bên Linkedin nhắn mình apply thử bên Axon đi, họ đang mở, mình cũng đâu mất gì đâu, ok thử thôi. Cũng may những gì mình từng làm phù hợp với vị trí Manager nên thế là mình đậu.
Mình chọn Axon vì ngoài phúc lợi rất tốt, facility xịn, môi trường làm việc thoải mái, phóng khoáng thì sứ mệnh của Axon cũng rất nhân văn. Axon là công ty làm về public safety, có contract với nhiều chính phủ để phổ biến platform cảnh sát. Mục tiêu là cắt giảm sự ch.ế.t ch.óc, cảnh sát dùng s.ú.ng điện thay vì s.ú.ng thật, thay vì người ta có thể nguy hiểm tính mạng thì họ chỉ bị ngất tạm thời. Đây là điều rất văn minh, vì cộng đồng mà tất cả các chính phủ đều muốn hướng tới ngoài chính phủ Mỹ, như Châu Âu, Châu Mỹ. Ngoài ra Axon còn có các platform khác hỗ trợ như hệ thống camera quay lại những evidence, những thiết bị như end-to-end dành cho cảnh sát,… gồm cả hardware và software.
Ở Axon, quy trình tuyển dụng follow theo process và standard của US, yêu cầu về technical skills đều rất latest, vì thế dev phải thường xuyên update technical trends lắm thì mới theo kịp. Axon cũng tuyển người khá là “kén”, ví dụ ngay cả khi mình lên vị trí Engineering Manager rồi, mình cũng không thể quyết định được sẽ nhận ai vào team. Tiêu chí đầu tiên để các bạn vào được Axon là phải pass được các bài test của Axon và được tất cả mọi người trong hội đồng approve. Sau đó Manager sẽ tiếp tục nói chuyện để xem định hướng và mong muốn của bạn có phù hợp với đôi bên không. Chính vì vậy để tuyển được 1 bạn vào team Axon thì sẽ tốn rất nhiều thời gian. Năm 2021, mình bắt đầu form team từ con số 0, mình nhớ mình đã phải phỏng vấn hơn 40 bạn (sau khi đã vượt qua hết các bài test) thì mới chọn được 7 bạn của team mình hiện tại.
Mình có một “bí kíp” để “định giá” bản thân trong tech industry, đó là mỗi năm mình đều ôm Resume đi phỏng vấn ở vài công ty. Không phải là apply job mới hay tìm môi trường mới gì hết, mình chỉ để test coi thử level mình đang ở đâu trên thị trường, thị trường lao động giờ sao rồi, test thử kỹ năng còn match được, có bị outdated chưa hay vẫn còn up-to-date,… Mình cũng thích tự challenge bản thân theo cách này, mặc dù hơi tốn nhiều công sức và thời gian. Cũng nhờ nhiều lần thử apply xin việc như vậy, mình có nhiều kinh nghiệm trong buổi phỏng vấn ở Axon hơn so với những candidate khác, kết quả là mình đã pass đó.
Ngoài ra, để dev “sống sót” được trong ngành này, ngoài việc định giá được bản thân, mình phải liên tục nỗ lực học hỏi, đơn giản vậy thôi. Với ông bố ba con như mình, quỹ thời gian không còn thư thả như lúc trước, nó có thể là rào cản, cũng có thể là động lực để bản thân mình tìm cách tối ưu nhất để tự học trong ngành này. Mình hay nhìn những đội khác đang làm gì, nhìn sếp đang làm gì, họ nói về gì, làm về gì, rồi học hỏi. Mặc dù mình làm manager rồi, nhưng mình vẫn học từ chính các bạn trong team Axon nữa, các bạn thường hay có những technical sharing session định kỳ trong công ty, mình luôn tham gia để học thêm, để biết mọi người đang nói về công nghệ gì, làm gì, thích làm những gì…